Vách Kính Mặt Dựng Hệ Unitized: Cấu tạo, Phạm vi ứng dụng, Gợi ý mẫu thiết kế
Hệ Unitized là một trong các hệ vách kính mặt dựng được sử dụng phổ biến nhất tại nước ta. Thiết kế này có cấu tạo gồm 2 thanh nhôm “âm, dương” liên kết với nhau, có thể thiết kế lộ đố hoặc giấu đố giúp tạo ra nhiều loại kiến trúc độc đáo. Hệ thống khung nhôm có cấu tạo vững chắc nên thích hợp thi công các tòa nhà cao tầng, nơi chịu ảnh hưởng từ thời tiết,… cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hệ vách kính Unitized tại bài viết đưới đây nhé!
1. Giới thiệu tổng quan hệ Unitized là gì?
Hệ Unitized là một trong số những hệ tiêu chuẩn trong thiết kế vách kính mặt dựng. Trong những năm gần đây, số lượng các công trình áp dụng hệ vách kính Unitized đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là bởi ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng, nhu cầu về cải tạo mặt tiền tăng và hầu hết các công trình đều muốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thi công.
1.1 Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng của hệ vách kính Unitized cho các công trình như:
- Tòa cao ốc có độ cao trên 20 tầng.
- Các công trình có bề mặt trên 1.000m2.
- Các thiết kế có độ thông tầng trên 6 met.
Hệ Unitized được sử dụng làm tường kính mặt tiền cho các tòa nhà, cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại, tòa nhà phức hợp, khách sạn cao cấp,…. Đặc biệt, hệ Unitized sẽ sử dụng tốt nhất nếu được lắp đặt cho các công trình có mặt ngoài đồng nhất và chiều cao các tầng đồng đều.
Lưu ý: Vách mặt dựng hệ Unitized không phù hợp với các công trình có mặt tiền phức tạp và góc cạnh.
1.2 Cấu tạo vách kính mặt dựng hệ Unitized
Cấu tạo hệ Unitized bao gồm:
- Khung nhôm Unitized: Gồm 2 loại thanh nhôm “âm – dương” liên kết với nhau. Thanh ngang âm, dương. Kích thước chiều rộng từ 150mm – 250mm. Độ dày khung nhôm từ 3mm – 7mm.
- Kính hộp Unitized: Độ dày từ 19mm – 28mm. Sẽ bao gồm 1 lớp kính bên trong, 1 lớp nẹp khung ở giữa và 1 lớp kính bên ngoài (lớp kính ngoài có thể là kính phản quang hoặc kính phản nhiệt Low E, kính cường lực, bán cường lực). Tấm kính sẽ liên kết với khung nhôm bằng keo.
- Hệ thống bản mã: Bao gồm ron, pad dẫn và pad liên kết, đây là các thành phần rời được sử dụng để lắp ráp tại công trình (gia cố vào khung bê tông hoặc khung thép).
- Bộ khung chìm.
Hệ Unitized sẽ được lắp ghép hoàn chỉnh với chiều cao bằng 1 tầng lầu trước khi đưa đến công trường.
1.3 Đặc điểm
Hệ vách kính mặt dựng Unitized có thể thiết kế chìm đố hoặc nổi đố. Các panels sẽ được liên kết với sàn bê tông (thép) bằng hệ thống bản mã. Các bản mã này được thiết kế linh hoạt và có thể di chuyển được 3 chiều trong phạm vi rộng. Nhờ đó, hệ Unitized sẽ giảm thiểu được sai số sàn bê tông và sai số gia công,…
Bề mặt của hệ vách kính mặt dựng Unitized mang tính đồng nhất nên chúng tạo ra kiến trúc rất đẹp, đáp ứng mọi yêu cầu về thẩm mỹ.
Hệ thống khung nhôm được thiết kế vững chắc, có khả năng bám chịu lực cao nên chúng có thể thích nghi được với những tác động dịch chuyển của tòa nhà cao tầng hay thậm chí là các dư chấn động đất. Chính bởi vậy, nếu lựa chọn hệ Unitized công trình của bạn sẽ được đảm bảo luôn trong trạng thái ổn định.
2. Ưu – Nhược điểm của hệ Unitized
Hệ Unitized là thiết kế cần có kỹ thuật thi công cao trong xây dựng. Chúng được sử dụng cho các tòa nhà có yêu cầu đặc biệt về khả năng chống ồn, cách âm và cách nhiệt tuyệt đối.
2.1 Ưu điểm của hệ vách kính Unitized
Hệ vách kính Unitized đã khắc phục được một số nhược điểm của hệ Stick và đồng thời phát huy được các tính năng vượt trội hơn các hệ vách kính khác. Cụ thể như:
- Giảm tiếng ồn lên tới 90%.
- Chịu được sức gió lớn ở độ 80m – 800m.
- Khả năng phản quang và phản nhiệt rất tốt.
- Tiến độ thi công nhanh chóng.
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi chúng được gia công, hoàn thiện và kiểm định trực tiếp tại nhà máy.
- An toàn lao động cho kỹ sư vì các yêu cầu về giàn giáo được giảm bớt.
- Rất thích hợp cho các công trình cao tầng, tòa cao ốc.
- Cải thiện được độ kín không khí và kín nước do thiết kế đã hạn chế bắn keo silicone tại công trường.
- Có thể tiến hành thi công ngay cả khi thời tiết không thuận lợi.
- Tính ổn định và khả năng chống bám rất tốt.
- Tính thẩm mỹ cao, mang phong cách hiện đại và hài hòa với kiến trúc bên trong.
2.2 Nhược điểm của hệ vách kính Unitized
Vách kính hệ Unitized sẽ tốn nhiều chi phí thi công lắp đặt hơn so với hệ mặt dựng Stick. Đồng thời, mẫu thiết kế này sẽ chỉ phù hợp với các dự án xây dựng lớn, đặc biệt là các thiết kế modul và có tính lặp đi lặp lại.
4. Quy trình thi công lắp đặt vách kính hệ Unitized
- Bước 1: Lắp đặt modul tại nhà máy. Hệ mặt dựng Unitized là hệ thống vách nhôm lớn được sản xuất, gia công và hoàn thiện từ các tấm panel tại nhà máy. Các modul sau khi hoàn thiện sẽ có chiều cao bằng một tầng lầu.
- Bước 2: Kiểm tra và kiểm định lại chất lượng sản phẩm. Khâu sản xuất và lắp ghép hoàn thiện cơ bản đều được thực hiện tại nhà máy nên việc kiểm tra, kiểm định chất lượng sẽ được làm hết sức cẩn thận và nghiêm ngặt. Vậy nên, hệ Unitized luôn đảm bảo được độ chính xác cao.
- Bước 3: Vận chuyển modul đến công trường và tiến hành thi công. Sau khi hoàn thiện, chúng sẽ được vận chuyển từ nhà máy đến công trường và tiến hành lắp đặt. Nhà thầu thi công sử dụng các thiết bị cẩu nâng chuyên dụng để đưa modul lên các vị trí lắp ghép đã được chuẩn bị sẵn.
Tại các vị trí lắp đặt modul đều đã chuẩn bị sẵn hệ thống bản mã. Tùy vào từng loại công trình cụ thể thì bản mã này sẽ được gia cố vào khung bê tông hoặc khung thép.
Ngoài ra cũng có một số công trình cần bản mã phải được gia cố vào khung bê tông thông qua hệ thống khung thép làm trung gian để đảm bảo “mặt phẳng” cho vách kính mặt dựng.
4. Tham khảo 6 mẫu thiết kế vách nhôm hệ Unitized
Dưới đây là 6 mẫu vách kính mặt dựng được thiết kế theo hệ Unitized, bạn có thể tham khảo để lên ý tưởng cho công trình của mình:
Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này thì bạn đã hiểu rõ hơn về hệ nhôm Unitized. Đừng quên chia sẻ bài viết này để với mọi người và để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn nhiều thắc mắc khác cần được giải đáp nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!