Giếng Trời Mái Ngói: Tư vấn mẫu thiết kế, vị trí lắp đặt từ A->Z
Giếng trời mái ngói là giải pháp kiến trúc giúp tăng cường ánh sáng và thoáng khí cho không gian ngôi nhà của bạn. Hoàng Phi Glass sẽ chia sẻ đến các bạn quy trình thi công các loại giếng trời cho mái ngói đạt chuẩn, đẹp và mang tính thẩm mỹ cao. Hiện nay có 2 loại giếng trời cho mái ngói đó là giếng trời tự động và giếng trời mở lật. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể chọn ra loại giếng trời phù hợp cho mái ngói nhà bạn nhé!
1. Giếng trời mái ngói có mấy loại?
Nếu bạn không muốn lắp đặt mái che bằng kính cường lực nhưng vẫn cần lấy sáng tốt cho cả ngồi nhà thì việc thiết kế giếng trời là lựa chọn hoàn hảo.
Trong các mẫu giếng trời thì giếng trời mái ngói được xem là mẫu khó thi công lắp đặt vì độ phức tạp. Hiện nay có 3 dòng giếng trời có thể lắp đặt trên mái ngói đó là:
1.1 Giếng trời tự động
Giếng trời tự động trên mái ngói hiện đang được sử dụng rất nhiều tại công trình nhà ở hiện nay. Giếng trời tự động còn được hiểu là giếng trời sử dụng mô tơ trượt trên mái ngói. Cơ chế hoạt động của loại giếng trời này là hệ thống motor giếng trời trượt chuyển động trên phần ray giúp mái giếng có thể đóng mở tự động một cách mượt mà.
Hệ thống được điều khiển từ xa bằng remote tầm 50m trở lại và có các hệ thống cảm biến tự động đóng mở khi mưa, trời tối, trời sáng,…Giếng trời tự động sử dụng cho các giếng trời mái ngói có diện tích lớn. Đảm bảo được việc lấy sáng, lưu thông không khí được tốt hơn.
1.2 Giếng trời mở lật bằng tay
Giếng trời mở lật (hay còn gọi là cửa sổ trần) sử dụng tay đẩy trên mái ngói là giếng trời thông minh dùng lực của xi lanh motor tay đẩy để đẩy phần mái che giếng trời đi lên. Việc đóng mở tự động sẽ dựa vào remote điều khiển từ xa. Có thể cảm biến mưa, gió cho giếng trời loại này giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi bị dột mưa hay quên bấm remote đóng lại.
Đây được xem là loại giếng trời có động cơ nghe nhỏ, phù hợp không gian nhà mái ngói có diện tích nhỏ. Giá lắp đặt cũng không quá đắt, thích hợp cho mẫu nhà phố, nhà mái thái, nhà cấp 4,..
2. Tư vấn thiết kế giếng trời trên mái ngói
Ngói mái betong là một giải pháp mái nhà đem lại sự chắc chắn và an toàn cao. Tuy nhiên, để có thể thiết kế giếng trời trên mái ngói vừa đẹp, hợp phong thủy, tiện dụng phải cần có nhiều yếu tố. Sự kết hợp giếng trời và ngói mái đòi hỏi một sự sáng tạo nhất định từ các kỹ sư thiết kế. Dưới đây sẽ là một số thông tin tư vấn thiết kế giếng trời tốt nhất dành cho bạn:
2.1 Vị trí và cấu trúc
Vị trí và cấu trúc của giếng trời một yếu tố cần thiết của ô giếng trời là phải được thông suốt theo chiều đứng của ngôi nhà từ trên mái xuống đến tầng trệt.
Về mặt bố cục mặt bằng thì không gian này thường được đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Có thể kết hợp với cầu thang để tạo nên ô giếng trời mái ngói với diện tích và khả năng lấy sáng, hút gió tốt hơn cho không gian ngôi nhà. Tuy nhiên, giếng trời sẽ được thiết kế ở những vị trí khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc của ngôi nhà, quan điểm của kiến trúc sư và sở thích của chủ nhân.
Giếng trời đa số được lắp đặt tại khu vực cầu thang. Cầu thang thường đặt giữa khu vực bếp, phòng khách và vay quanh các không gian sinh hoạt khác (phòng ngủ, phòng làm việc, phòng chức năng,…). Nếu đặt giếng trời tại khu vực cầu thang sẽ giúp lấy sáng và lưu thông gió tự nhiên cho mọi không gian của ngôi nhà.
2.2 Vật liệu thi công
Chú ý phần cửa sổ mái, đây được xem là yếu tố góp phần quan trọng trong giá trị và chất lượng của giếng trời. Với kết cấu khung thép lợp kính cường lực 8mm lấy sáng tự nhiên và thông gió tốt. Vì nước ta mang khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên dễ ảnh hưởng đến cấu trúc khung mái giếng nên gia chủ cần kiểm tra kỹ trong quá trình thi công, các mối hàn để tránh tình trạng dột nước mưa và đảm bảo chắc chắn trong quá trình sử dụng.
2.3 Trang trí giếng trời phù hợp với thiết kế mái ngói
Về việc trang trí giếng trời, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể sẽ có nhiều kiểu trang trí khác nhau. Phong cách giếng trời thông thường sẽ được chia làm 2 thể loại: Một là mô phỏng tự nhiên, sử dụng cây xanh, mặt nước, hòn non bộ,…để tạo ra một khu vườn thu nhỏ ngay trong không gian nhà ở. Hai là phong cách hiện đại, thiết kế hiện đại và đơn giản hơn bằng cách sử dụng các đồ trang trí hình khối, đường nét đơn giản, thiêng về mặt giá trị tạo hình, tông màu hiện đại,…
Một số mẫu giếng trời mái ngói cho bạn tham khảo:
3. Vị trí lắp đặt giếng trời tốt nhất cho mái ngói
Thông thường theo quan điểm của kiến trúc sư sẽ khuyên bạn nên lắp đặt giếng trời ở hai vị trí: Phí sau nhà và trên khu vực cầu thang.
Cũng tùy theo kích thước của ngôi nhà mà có thể chọn vị trí sau nhà hay giữa nhà để lắp đặt giếng trời sao cho phù hợp. Không nên đặt giếng trời ở phần trước bởi mặt tiền luôn thông thoáng và nhận được lượng không khí và gió tốt nhất. Trong khi đó, vị trí sau nhà luôn mang cảm giác bí bách, tối tăm nên cần đặt giếng trời tại vị trí này để tạo không gian thông thoáng, sáng sủa hơn.
Các bước giúp bạn chọn vị trí lắp đặt giếng trời cho nhà mái ngói phù hợp:
- Bước 1: xem xét mục đích lắp đặt giếng trời là gì để chọn vị trí phù hợp. Giếng trời chủ yếu lấy sáng và lưu thông gió, không khí cần chọn chố lấy sáng và gió tốt.
- Bước 2: Chọn vị trí lắp giếng trời có khả năng chống thấm, chống nước 1 cách hiệu quả.
- Bước 3: Xác định loại giếng trời. Nếu chọn giếng trời cố định cần tránh gió, tránh mưa lớn khi có bão. Giếng trời thông minh thì nên đặt vị trí bắt mưa để có thể tự động đóng nhờ hệ thống cảm biến tự động. Cảm biến gió thì cần đặt tại vị trí đón gió lớn để tự đóng đóng mái giếng mỗi khi thời tiết thay đổi.
- Bước 4: Xem xét vị trí mái ngói lắp giếng trời phía dưới ngôi nhà là gì? Từ đó có thể hợp dạng giếng trời tiểu cảnh, giếng trời cầu thang.
4. Những lưu ý bạn cần biết khi lắp đặt giếng trời kính cho mái ngói
Để giếng trời mái ngói có thể đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ lấy ánh sáng và gió cũng như bền bỉ trong sử dụng, hạn chế phát sinh các vấn đề không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi thiết kế giếng trời:
- Chọn vị trí đặt giếng trời ở trung tâm căn nhà, mọi khu vực trong nhà đón nắng và gió.
- Tính toán kỹ lưỡng kích thước giếng trời. Nhà bị nóng, đặc biệt vào mùa hè nhiều nắng khi giếng trời quá lớn.
- Lắp đặt mái che làm từ vật liệu lấy sáng kết hợp với xây tường bao xung quanh và hệ thống thoát nước.
- Cách âm bằng cây xanh, vật liệu cản tiếng ồn.
- Trang trí thêm tiểu cảnh giếng trời như: tiểu cảnh khô, tiểu cảnh ướt, treo đèn,…tùy theo sở thích và phong thủy.
Trên là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về giếng trời mái ngói. Qua đó, các bạn có thể đúc kết được một số kinh nghiệm thiết kế được mẫu giếng trời cho nhà mái ngói vừa đẹp vừa mang tính thẩm mỹ cao lại bền bỉ cho căn hộ của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!