Giếng Trời Là Gì? Dùng làm gì, có mấy loại? Cách trang trí đẹp

Giếng trời là gì? được xem là chi tiết mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cao trong kiến trúc nhà ở hiện đại. Vậy giếng trời là gì? Giếng trời có công dụng gì trong xây dựng nhà ở? Cách trang trí giếng trời cho nhà ở hiện đại? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về giếng trời nhé!

1. Giếng trời là gì?

Giếng trời là gì? Đây là khoảng không gian theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái nhà.

Tuy theo sở thích của gia chủ có thể xây nhà có giếng trời hoặc không có giếng trời. Nhưng trong các lối kiến trúc xây dựng nhà ở hiện nay thì giếng trời đã được vận dụng rất nhiều vì nó mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ cho ngôi nhà.

Giếng trời là gì
Giếng trời là khoảng không gian theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái nhà

1.1 Cấu tạo giếng trời

Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Cụ thể:

  • Đáy giếng: Là phần thấp nhất được đặt dưới tầng trệt nhà, đáy giếng thu nhận ánh sáng mặt trời từ trên cao, cũng như gió để tạo không khí sáng sủa, mát mẻ cho ngôi nhà.
  • Thân giếng: Phần chiều dài xuyên suốt của ngôi nhà có thể thông theo hướng cầu thang hoặc thông qua cửa sổ các phòng ngủ. Ánh sáng và gió cũng sẽ được lưu thông bởi phần thân giếng đến các tầng của ngôi nhà.
  • Đỉnh giếng: Phần cao nhất của giếng trời được đặt tại khu vực cao nhất của ngôi nhà (sân thượng). Đây là nơi đầu tiên dẫn ánh sáng và gió để lưu thông đến các phần còn lại của giếng trời.
Cấu tạo giếng trời
Giếng trời thường được thiết kết trong mẫu nhà ống nhà phố

Về kích thước, giếng trời thường được thiết kế từ 4-6m2. Tránh làm giếng trời quá to hoặc quá nhỏ để không ảnh hưởng đến tổng thể chung của ngôi nhà. Căn cứ vào diện tích của ngôi nhà mà các kiến trúc sư sẽ xác định độ rộng phù hợp cho giếng trời.

Theo tiêu chuẩn xây dựng, diện tích giếng trời chiếm 10% diện tích nhà ở. Tỷ lệ này tùy thuộc vào chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, hình dáng của ngôi nhà.

1.2 Ký hiệu của giếng trời

Trong bản thiết kế xây dựng nhà ở mỗi chi tiết sẽ có một ký hiệu nhận biết riêng biệt và giếng trời cũng vậy. Ký hiệu giếng trời trong bản vẽ nhà thường được các kiến trúc sư thêm mô tả bằng hình hoa, lá hay màu xanh lá,..

Dưới đây là hình ảnh ký hiệu của giếng trời giúp bạn dễ nhận biết trong bản thiết kế nhà ở.

Ký hiệu của giếng trời
Trong bản vẽ, vị trí có cây xanh là giếng trời
chi tiết giếng trời
Khu vực giếng trời ký hiệu bởi màu xanh lá

2. Giếng trời để làm gì?

Trong thiết kế thi công nhà ở, giếng trời đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đem lại phong thủy, vẻ đẹp tươi mới, nguồn không khí và ánh sáng tự nhiên cho cả ngôi nhà.

Những ưu điểm nổi bật của giếng trời đó là:

  • Bắt ánh sáng: Những ngôi nhà phố và nhà ống thường có lối thiết kế san sát nhau nên sẽ bị bí hai bên không thể mở cửa sổ. Thiết kế giếng trời cho các mẫu nhà này sẽ giúp bắt ánh sáng cho các tầng của ngôi nhà.
  • Thông gió: Giếng trời còn giúp căn nhà luôn mát mẻ, điều hòa không khí, mang đến sự thông thoáng cho ngôi nhà giúp gia chủ dễ chịu hơn.
  • Tiết kiệm điện năng: Vì có công dụng bắt sáng, thông gió nên gia chủ sẽ không cần phải bật đèn, quạt, điều hòa thường xuyến cũng cảm thấy sáng sủa và mát mẻ. Xây dựng giếng trời giúp gia chủ tiết kiệm điện năng mỗi tháng.
  • Tạo thêm chi tiết thẩm mỹ: Không chỉ có chức năng bắt sáng và thông gió, giếng trời còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Theo đó, phần đáy của giếng trời là nơi thích hợp để lên ý tưởng trang trí tiểu cảnh, hồ nước mini,..tạo điểm nhấn cho không gian nhà ở của bạn.
Giếng trời để làm gì?
Giếng trời bắt ánh sáng và thông thoáng khí cho ngôi nhà
công dụng của giếng trời
Giếng trời xây giữa nhà cần có mái che đề phòng mưa dột

3. Cách trang trí giếng trời trong xây dựng nhà ở hiện đại

Để giếng trời mang đến công dụng hữu ích và có tính thẩm mỹ cao bạn cần biết cách trang trí giếng trời một cách phù hợp với tiêu chuẩn của ngôi nhà. Dưới đây là cách giúp bạn trang trí giếng trời sao cho hợp lý và đẹp mắt.

Vị trí trang trí giếng trời trong nhà ống:

Giếng trời giữa nhà: Ở vị trí giữa nhà, bạn có thể thiết kế giếng trời tại các khu vực như cầu thang, hành lang, phòng vệ sinh, các phòng khác. Nếu thiết kế giếng trời ở trong nhà bạn nên làm mái che di động để tránh bị dột mưa, hạn chế ánh nắng gắt,…

Trang trí đáy giếng trời bằng cây xanh.

Giếng trời sau nhà: Đây là vị trí đặt giếng trời không ảnh hưởng quá nhiều đến không gian chung của ngôi nhà. Bạn cần giảm diện tích kích thước giếng trời để đảm bảo điều tiết gió cho ngôi nhà, có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí nếu như đặt giếng trời ở phía sau nhà. Tuy nhiên, bạn cũng nên đặt lưới chắn thay vì để trống phòng kẻ gian đột nhập nhà của bạn.

Trang trí giếng trời trong nhà ống
Giếng trời đặt trong phòng khách

Trong thiết kế nhà phố bị hạn chế cửa sổ thì việc thiết kế giếng trời là một giải pháp hiệu quả giúp không gian nhà phố thông thoáng và sáng sủa hơn. Ngoài ra bạn có thể thiết kế thêm cửa kính cường lực để giúp lấy ánh sáng tự nhiên tốt hơn.

Giếng trời đặt ở cầu thang hiện đại

Tùy theo thiết kế, sở thích của gia chủ mà có thể trang trí giếng trời trong nhà phố tại các khu vực như cầu thang, trong bếp, phòng ngủ, phòng tắm, sân sau,..

Giếng trời đặt trong nhà bếp, có tiểu cảnh đơn giản
Giếng trời đặt sau nhà được trang trí bằng trồng thêm cây xanh

Trang trí giếng trời đẹp phổ biến nhất vẫn là đặt gần cầu thang. Đây là vị trí trung tâm ngôi nhà, gần bếp nên ánh sáng và gió sẽ được lưu thông tốt giúp không gian nhà ở thoáng mát, dễ chịu hơn.

Mẫu giếng trời nhỏ thích hợp cho nhà có diện tích nhỏ

Khu vực cầu thang cũng trở nên bắt mắt hơn khi thiết kế giếng trời tại đây. Tuy nhiên, bạn cần thiết kế giếng trời tại cầu thang có mái che để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà mỗi khi thời tiết xấu.

Mẫu tiểu cảnh trang trí giếng trời có hồ cá đẹp

Ngoài công dụng bắt ánh sáng, lưu thông gió, điều hòa không khí, muốn ngôi nhà mang tính thẩm mỹ hơn thì bạn nên trang trí giếng trời với các chi tiết như đèn trang trí giếng trời, tiểu cảnh, mái che, màn che,…sao cho phù hợp với cấu trúc ngôi nhà.

Giếng trời giữa nhà đẹp với thiết kế độc lạ

Một số mẫu trang trí giếng trời đẹp, bắt mắt và hiện đại:

Mẫu giếng trời trang trí đơn giản, cân bằng với cấu trúc căn nhà
Giếng trời thiết kế tại khu phòng bếp lạ mắt và tạo không gian vô cùng thông thoáng

4. Kinh nghiệm thi công, trang trí giếng trời cho nhà ở

Khi thiết kế giếng trời trong nhà cần quan tâm nhiều đến chức năng thông gió, lấy sáng, điều hòa không khí. Dưới đây là những nhược điểm dễ gặp phải trong thi công giếng trời và cách khắc phục:

Nhược điểm

Cách khắc phục

Âm thanh gây ồn: Vì có hình dáng như 1 cái ống thẳng đứng nên việc truyền âm thanh cũng khác nhạy. Từ giếng trời, âm thanh sẽ được truyền và vang rất rõ giữa các tầng nhà với nhau gây bất tiện. Thay vì làm mặt tường phẳng bạn có thể thay vào ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, kính cường lực cách âm,…để có thể giúp giảm bớt âm thanh lại.
Ứ đọng nước mưa: Với những mẫu giếng trời không có mái che sẽ nảy sinh vấn đề nước mưa bị ứ đọng vào mỗi mùa mưa đến. Thiết kế giếng trời với hệ thống thoát nước tốt hoặc dùng máy che di động có thể đóng mở mỗi khi sử dụng. Thiết kế phần đáy giếng khoa học như làm bể cá, trồng cây xanh,…
Gây nóng bức vào mùa hè:<Mặc dù giếng trời giúp bắt sáng tốt nhưng vào mùa hè sẽ dễ gây cảm giác nóng bức, khó chịu. Áp dụng kính chống UV cho phần đỉnh giếng, lắp rèm dưới giếng trời để khắc phục bớt ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra vẫn còn 1 số lưu ý quan trọng trong thi công và trang trí giếng trời như sau:

  • Chọn vị trí và kích thước giếng trời phù hợp với cấu trúc ngôi nhà
  • Trang trí giếng trời không quá cầu kỳ vì sẽ ảnh hưởng đến việc bắt sáng và thông gió.
  • Chú ý đến vấn đề an toàn để tránh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
  • Gia chủ quan tâm đến phong thủy cần xem xét về mặt màu sắc, lối trang trí, hình dạng giếng để hợp với mệnh và tuổi gia chủ.
Thiết kế giếng trời phải phù hợp tương xứng với diện tích và kết cấu của ngôi nhà

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin mới nhất xoay quanh thắc mắc giếng trời là gì?Với những thông tin bổ ích bên trên phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về giếng trời. Hy vọng các bạn có thể lựa chọn cho mình những mẫu thiết kế giếng trời hợp lý nhất để mái ấm của bạn trông hoàn thiện và sang trọng nhất có thể. Chúc các bạn thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ưu điểm của nẹp kính nhôm

Báo Giá: Nẹp Kính Hộp Nhôm Xingfa Chính Hãng

Nẹp kính hộp nhôm Xingfa được đánh giá rất cao về tính ứng dụng, bởi mức giá dễ chịu và tính thẩm mỹ không thua...

Chi Tiết Mái Kính Cường Lực: Tải File CAD, Phân tích cấu tạo từ A-Z

Cấu tạo chi tiết mái kính hay mái sảnh kính còn phù thuộc vào kiểu dáng thiết kế và quy mô diện tích của từng...

Top 4 Loại Rèm Phòng Tắm Kính Giá Rẻ, Bền Đẹp Nhất Hiện Nay

Lựa chọn một mẫu rèm phòng tắm kính phù hợp thực sự không hề đơn giản. Bởi yêu cầu đặt ra của mẫu rèm sử...

Kính Cường Lực Màu Xanh Đen 5 ly, 8 ly, 10 ly,… Mẫu thiết kế mới nhất

Bạn sẽ rất bất ngờ với những công trình thi công kính cường lực màu xanh đen của Hoàng Phi Glass. Công trình không chỉ...

TCVN 7455

Tiêu Chuẩn TCVN-7455 là gì? Quy Cách, Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu

Nếu bạn chưa biết và chưa nắm rõ những nội dụng của TCVN 7455, thì thật tiếc bạn sẽ không thể đánh giá được chất...

khóa cửa kính thủy lực

[Báo Giá] 5 Loại Khóa Cửa Kính Thủy Lực Giá Rẻ, Hãng sản xuất uy tín

Việc tham khảo thông tin về các loại khóa cửa kính thủy lực khác nhau sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp...

Đối tác chiến lược