Kính Cường Lực Làm Bằng Gì? Nguyên lý, Quy trình gia công từ A->Z
Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về kính cường lực như: kính cường lực làm bằng gì? Nguyên cấu tạo ra sao? và quy trình sản xuất ra loại vật liệu này như thế nào. Hãy tham khảo để biết tại sao chúng có chi phí cao hơn hẳn các loại kính thông thường và còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
1. Kính Cường lực làm bằng nguyên liệu gì?
Nguyên liệu để làm ra kính cường lực đó chính là kính thường. Các loại kính có độ dày từ 3mm – 15mm thường được sử dụng để sản xuất kính cường lực.
Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất kính như:
- Cát tinh khiết (SiO2)
- Soda (NaOH) hoặc Potash (KOH).
- Vôi hoặc phấn (Ca CO3)
- Hỗn hợp silicat của natri, kali và canxi.
Kính cường lực đảm bảo an toàn cho người dùng ngay cả khi bị đập vỡ hoặc nổ vỡ. Bởi vì, trong quá trình sản xuất kính cường lực chúng dã được nung nóng và làm lạnh đột ngột khiến cho bề mặt kính được ép chặt. Do đó, nếu bị vỡ chúng sẽ tạo thành từng mảnh mỡ vụn nhỏ, không sắc nhọn và tính sát thương thấp.
Hiện nay có 2 loại kính cường lực đó là kính bán cường lực và kính cường lực hoàn toàn. Hai loại kính này sẽ có độ cứng khác nhau về độ chịu lực và vẫn đảm bảo được tính an toàn cho người sử dụng.
2. Quy trình gia công sản xuất kính cường lực
Để khách hàng hiểu rõ hơn lý do tại sao kính cường lực lại sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại kính thông thường và đặc tính của chúng xuất phát từ đâu, hãy tham khảo quy trình gia công sản xuất kính cường lực sau đây:
Bước 1: Cắt kính.
Kính cường lực sau khi đã được tôi nhiệt sẽ không thể sửa đổi kích thước hay đục đẽo bất kỳ chi tiết nào. Chính vì thế, mọi thiết kế phải được thực hiện từ đầu.
Một tấm kính nguyên bản và có độ dày thích hợp sẽ được lựa chọn để đưa lên máy cắt. Công đoạn này để điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với đơn đặt hàng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, tấm kính có thể sẽ được khoan theo thiết kế.
Bước 2: Gia công trên tấm kính.
Để hạn chế tính sát thương của sản phẩm, người ta sẽ tiến hành gia công rửa sạch và sấy khô để loại bỏ các khuyết tật trên bề mặt kính. Các cạnh của kính sẽ được mài đơn cạnh, máy mài song cạnh, mài vát cạnh hoặc đưa vào máy mài trục khuỷu tùy theo yêu cầu của khách hàng, miễn sao kính không có độ sách cạnh cao, tránh gây sát thương.
Bước 3: Rửa, sấy và kiểm tra chất lượng kính
Công đoạn rửa sạch và sấy khô sẽ giúp loại bỏ triệt để các khuyết tật tại bề mặt kính sau khi tôi. Người thợ cũng đồng thời kiểm tra kính xem đã đạt yêu cầu hay không, mọi sai sót hoặc bổ sung gì sẽ phải thực hiện trước khi gia nhiệt. Vì sau khi gia nhiệt, vật liệu này sẽ trở thành kính cường lực và không thể gia công sửa chữa bất kỳ chi tiết nào nếu có sai sót.
Bước 4: Gia nhiệt.
Hệ thống gia nhiệt hoạt động bằng hệ thống bàn con lăn, nhiệt độ luôn giữ ở mức 700 độ C và phủ toàn bộ bề mặt tấm kính và hóa mềm. Hiện nay có 3 phương pháp gia nhiệt được sử dụng đó là:
- Gia nhiệt bức xạ: Gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống dây mayso.
- Gia nhiệt bức xạ và đối lưu: Gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống mayso kết hợp thêm hệ thống quạt gió để lưu chuyển nhiệt lượng phủ đều trên bề mặt tấm kính.
- Gia nhiệt đối lưu hoàn toàn: Hệ thống quạt có trong buồng gia nhiệt sẽ thổi khí nóng đều tới tất cả các điểm trên bề mặt kính.
Kết thúc quá trình gia nhiệt, tấm kính sẽ được đưa vào hệ thống quạt thổi công suất lớn để làm nguội, luồng khí lạnh sẽ được thổi đều trên bề mặt tấm kính.
Bước 5: Thành phẩm
Kết thúc các công đoạn, tấm kính được lấy ra khỏi dây chuyền và đưa đến bộ phận kiểm tra xuất xưởng. Sau khi hoàn thiện, từ một tấm kính dễ vỡ, với sức chịu lực tối đa là 6000 psi thì giờ đây đã có thể chịu lực tác động lên tới hơn 15.000 psi và tối đa là 2.4000 psi, ngoài ra còn chịu được nhiều loại thời tiết từ nóng lạnh, hay thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Kính cường lực sau khi được sản xuất ra thành phần cần phải đạt tiêu chuẩn TCVN-7455, có đóng tem chính hãng và bảo quản theo đúng quy trình.
Kính cường lực hiện đang được sử dụng trong thiết kế cửa kính cường lực cửa kính ô tô, cầu thang kính, kính chống đạn,… và áp dụng trong nhiều trường hợp khác. Sản phẩm này vừa có tính thẩm mỹ cao, dễ thiết kế được nhiều kiểu dáng và có giá thành phải chăng, phù hợp với mức tiêu dùng của người dân.
Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã nắm được kính cường lực làm bằng gì và quy trình gia công loại vật liệu này ra sao. Đây là dòng vật liệu quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng biết chúng được sản xuất ra như thế nào và tại sao có khả năng chịu lực cao đến vậy. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích, hãy chia sẻ chúng đến với mọi người nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!