Cách kiểm tra kính cường lực theo TCVN:7219 – 2018

Kính cường lực là loại kính được tôi trong lò dưới nhiệt cao nhằm mục đích tăng cường khả năng chịu lực của kính. Một tấm kính cường lực tiêu chuẩn có độ bền chịu lực tốt hơn gấp 4 lần so với kính thường cùng độ dày, chưa kể tới các điểm vượt trội khác.

Tuy nhiên để kính cường lực thực sự được ứng dụng ra thực tế cho các công trình từ nhà ở dân dụng tới công trình công cộng thì kính cường lực phải được kiểm tra rất gắt gao. Hiện tại kính cường lực đã có hẳn một hệ thống quy chuẩn các bài kiểm tra chất lượng kính trước khi được xuất xưởng, bộ quy chuẩn kiểm tra chất lượng được quy định trong TCVN:7455 – 2013.

Trong bài viết này, Hoàng Phi Glass sẽ giới thiệu đầy đủ cách kiểm tra chất lượng kính cường lực, theo bộ quy chuẩn của Bộ KHCN và đánh giá chất lượng kính bằng mắt thường.

1. Kiểm tra chất lượng kính cường lực theo TCVN:7455 – 2013

Chất lượng kính cường lực được gọi là đủ tiêu chuẩn sử dụng phải vượt qua được các bài kiểm tra sau:

.  Kiểm tra kích thước

  • Mẫu thử: \Gồm 3 tấm kính nguyên có kích thước 610 mm x 610 mm.
  • Thiết bị:
    • Thước panme hoặc dụng cụ thích hợp khác, có độ chính xác đến 0,01 mm;
    • Thước thép hoặc dụng cụ thích hợp, có độ chính xác đến 1 mm.

a. Đo chiều dày

Dùng thước panme đo chiều dày tấm kính, vị trí gần trung tâm các cạnh và cách đều mép kính khoảng 15 mm. Chiều dày trung bình của tấm kính là giá trị trung bình của bốn vị trí đo, sai số đo lấy chính xác đến 0,1 mm.

b. Đo chiều dài và chiều rộng

Dùng thước thép đo kích thước mẫu tại các vị trí dọc theo đường thẳng song song với cạnh tấm kính và cách mép tấm kính khoảng 15 mm. Kích thước trung bình của cạnh là giá trị trung bình của bốn lần đo khi tấm kính hình vuông và hai lần đo mỗi chiều khi tấm kính hình chữ nhật, sai số chính xác đến 1 mm.

2. Kiểm tra độ cong vênh

a. Nguyên tắc

Độ cong vênh của tấm kính được xác định bằng tỷ số giữa khe hở lớn nhất (h) và khoảng cách giữa hai cạnh tấm kính (L).

b. Dụng cụ

  • Thước có chiều dài thích hợp, độ chính xác đến 1 mm.
  • Thước lá kim loại có độ chính xác đến 0,5 mm.

c. Cách tiến hành

  • Đặt tấm kính thẳng đứng theo phương kéo của tấm kính khi sản xuất, không được có lực tỳ.
  • Dùng thước đo theo mép ngang giữa hai cạnh tấm kính (L).
  • Dùng thước lá đo khe hở lớn nhất giữa mép thước và bề mặt tấm kính mẫu (h).
Công thức tính độ cong kính cường lực
Công thức tính độ cong kính cường lực

d. Kết quả

Độ cong vênh của tấm kính (C), được tính bằng phần trăm (%), theo công thức sau: C = h * 100/L trong đó:

  • h là khe hở lớn nhất giữa mép thước và bề mặt tấm kính, tính bằng mm;
  • L là khoảng cách mép ngang giữa hai cạnh tấm kính, tính bằng mm.

3. Kiểm tra khuyết tật ngoại quan

a. Nguyên tắc

Xác định bọt, dị vật, lỗi thành vùng hoặc vết dài của tấm kính trong môi trường không bị ảnh hưởng của ánh sáng bên ngoài bằng cách gắn lên tường đã sơn đen bốn đèn huỳnh quang song song theo chiều ngang và cách đều nhau một khoảng 50 cm. Mẫu kính đặt trên giá đỡ mẫu, song song với tường và cách tường 1m.

b. Thiết bị, dụng cụ

  • Đèn huỳnh quang, ánh sáng trắng, công suất 40 W, dài 120 cm (Nếu yêu cầu chiều dài đèn lớn hơn 120 cm thì các đèn sẽ được nối tiếp theo một hàng).
  • Giá đỡ mẫu.
  • Kính lúp độ phóng đại tối thiểu 5x.
  • Thước có độ chính xác đến 0,1 mm.

c. Cách tiến hành

  • Đo đường kính lớn nhất của bọt và dị vật sử dụng kính lúp và thước.
  • Đối với lỗi thành vùng, đo khoảng cách giữa các bọt, đo khoảng cách giữa các dị vật hoặc đo khoảng cách giữa bọt và dị vật hoặc đo đường kính các dị vật lớn hơn 1 mm bằng thước.
  • Quan sát các lỗi vết sứt, vết mẻ lồi hoặc lõm trên cạnh cắt của tấm kính (xem Hình 2) được đo bằng thước, chính xác đến 0,5 mm.

4. Kiểm tra độ biến dạng quang học

a. Nguyên tắc

Độ biến dạng quang học, còn gọi là sự méo hình, được đo bằng góc nghiêng gây biến dạng hình học khi quan sát các vạch sọc trên màn hình qua tấm kính.

b. Dụng cụ

  • Màn hình có chiều rộng tương đương chiều dài cạnh nằm ngang của tấm kính mẫu (xem Hình 4) và có các sọc trắng/đen song song, mỗi sọc rộng 25 mm, nghiêng một góc 45° so với phương thẳng đứng;
  • Giá đỡ có thể quay quanh trục thẳng đứng. Trên giá đỡ có bảng chia độ gắn tại trục quay có vạch chia đến 1°.

c. Cách tiến hành

  • Đặt tấm kính mẫu theo phương thẳng đứng và vuông góc với màn hình kiểm tra trên giá đỡ. Khoảng cách giữa tấm kính và màn hình là 4,5 m.
  • Giữ mẫu kính sao cho chiều kéo của tấm kính khi sản xuất là phương thẳng đứng, bề mặt tấm kính song song với màn chắn.
  • Người quan sát đứng cách mẫu khoảng 4,5 m, điều chỉnh góc nghiêng của tấm kính đến khi các đường vạch đen trên màn hình bị mờ, biến dạng.
  • Ghi lại giá trị góc nghiêng trên bảng chia độ của trục quay, đây là góc nghiêng biến hình.

Khi không xác định được phương kéo của tấm kính sản xuất, việc quan sát sẽ được tiến hành theo cả hai hướng và kết quả là giá trị góc nghiêng biến hình nhỏ nhất.

2. Kiểm tra chất lượng kính cường lực bằng mắt

Với nhiều người có kinh nghiệm thì việc kiểm tra chất lượng kính cường lực đủ tiêu chuẩn chưa có thể được quan sát chỉ bằng mắt thường, tất nhiên phương pháp này không chính xác bằng cách kiểm tra trên nhưng nhanh hơn rất nhiều.

1. Quan sát bề mặt kính

  • Kính cường lực phải được mài cạnh, miết các cạnh mà không gây thương tích cho tay;
  • Bề mặt kính cường lực hơi cong (kính thường sẽ rất phẳng) do quá trình tôi luyện;

2. Tiếng gõ

Khi gõ vào bề mặt kính cường lực, tiếng gõ trầm và chắc. Khi gõ vào bề mặt kính thường, tiếng gõ kêu thanh hơn.

3. Kính cường lực không thể gia công

Bạn không thể khoan, cắt, đục hay tác động theo bất cứ kiểu nào lên tấm kính cường lực, nếu cố gắng làm vậy kính sẽ bị vỡ ra. Ngược lại, bạn có thể thao tác đủ thứ với kính thường như khoan cắt, xén, gọt, đục…

4. Độ an toàn khi vỡ

Kính cường lực khi vỡ sẽ vỡ thành mảnh nhỏ, tròn như hạt ngô hoặc to hơn và các cạnh của mảnh đó không hề sắc nhọn như kính thường nên rất an toàn với con người.

3. Báo giá sản phẩm kính cường lực (thi công trọn gói)

Dưới đây là các sản phẩm sử dụng kính cường lực, khách hàng có nhu cầu lắp đặt sản phẩm nào vui lòng bấm vào để xem báo giá chi tiết. Thanks

[blog_posts style=”normal” columns__md=”1″ ids=”3071,3264,3260,3262″ image_height=”56.25%” visibility=”hide-for-small”]

[blog_posts style=”normal” columns__md=”1″ ids=”3267,2658,3269″ image_height=”56.25%” visibility=”hide-for-small”]

[blog_posts style=”normal” type=”row” columns__md=”1″ animate=”fadeInLeft” ids=”3071,2658,3264,3260,3262,3267,3269″ image_height=”56.25%” visibility=”show-for-small”]

Thông tin liên hệ

Shoroom-nhà-thầu-nhôm-kính-Hoàng-Phi
Shoroom-nhà-thầu-nhôm-kính-Hoàng-Phi

Mong rằng, bài viết này sẽ giải đáp được hết thắc mắc của bạn về sản phẩm. Nếu quý đọc giả còn có thắc mắc khác hoặc cần tìm nhà thầu thi công lắp đặt uy tín hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây nhé!

  • Công ty TNHH Sản xuất & TMDV Hoàng Phi
  • MST: 0105972429
  • Xưởng sản xuất : Tầng 1-Tòa CT 10 -Khu đô thị Văn Phú – Q.Hà Đông – TP.Hà Nội
  • Showroom : Số 356 Lacasta-KĐT Văn Phú-Q.Hà Đông-TP.Hà Nội
  • Hotline: 0962 66 88 22
  • Email: nhomkinhhoangphi@gmail.com

Báo giá vách kính mặt dựng

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀNG PHI MST:010 597 24 29 Địa chỉ xưởng sản xuất: Tầng 1-Tòa CT10-KĐT Văn...

[Báo Giá Rẻ] Rèm Che Nắng Mái Kính Tự Động Và Rèm Kéo Tay Cao Cấp

Rèm che nắng mái kính được xem là bộ đôi hoàn hảo với mái kính, giúp các công trình mái kính trở nên tuyệt vời...

Top 4 Loại Rèm Phòng Tắm Kính Giá Rẻ, Bền Đẹp Nhất Hiện Nay

Lựa chọn một mẫu rèm phòng tắm kính phù hợp thực sự không hề đơn giản. Bởi yêu cầu đặt ra của mẫu rèm sử...

Chi Tiết Mái Kính Cường Lực: Tải File CAD, Phân tích cấu tạo từ A-Z

Cấu tạo chi tiết mái kính hay mái sảnh kính còn phù thuộc vào kiểu dáng thiết kế và quy mô diện tích của từng...

Đối tác chiến lược